Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Cách điều trị viêm gan B


Theo thống kê, con số gần đúng cảnh báo cho những ca benh gan B trên thế giới đã xấp xỉ 450 triệu người. Trong thời gian gần đây, con số này tăng lên ở mức báo động. Rõ ràng, việc nghiên cứu, tìm hiểu, để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả viêm gan B là vô cùng cần thiết. Ở bài viết này, chúng tôi xin đề cập các kiến thức liên quan đến quá trình dieu tri benh viem gan B, khi nào bắt đầu, hướng điều trị và khi nào thì ngưng điều trị cho người bệnh viêm gan siêu vi B. Mời bạn đọc tham khảo.

Đã có nhiều tiến bộ trong việc điều trị viêm gan B trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị hiện nay điều không tiêu diệt được hoàn toàn virus viêm gan B (HBV). Vì vậy, hầu hết các bệnh nhân cần thời gian điều trị dài và một số thì phải điều trị suốt đời để ức chế sự phát triển của virus.

Xét nghiệm máu đánh giá hoạt động ALT

Do vậy quyết định điều trị sử dụng thuốc kháng virus ở bệnh nhân viêm gan B nên xem xét các đặc điểm lâm sàng, hoạt độ ALT, nồng độ HBV DNA, và giải phẫu mô học ở gan.

Chỉ định điều trị còng tùy thuộc theo độ tuổi của bệnh nhân, trạng thái kháng nguyên e (HBeAg), để điều trị giảm nguy cơ lây nhiễm sang con ở những người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nhiễm HBV, do yêu cầu nghề nghiệp hoặc nếu điều kiện của bệnh nhân cho phép.

Bởi vì hiện tại thì phương pháp điều trị chỉ là ngăn chặn sự phát triển HBV nhưng không tiêu diệt virus, nên hầu hết các bệnh nhân cần phải điều trị trong thời gian dài và thường xuyên, kèm theo với các rủi ro liên quan đến kháng thuốc, tác dụng phụ, và chi phí điều trị. Vì vậy, khi quyết định bắt đầu điều trị thì cũng phải dự kiến ​​thời gian điều trị và khả năng ức chế virus sau một quá trình điều trị.


Khi nào bắt đầu điều trị?

Ngày nay con người đã có những hiểu biết hơn về HBV và những giai đoạn phát triển của bệnh viêm gan do virus, khi một người nhiễm HBV thì quá trình sẽ tiến triển tới viêm gan mạn tính chỉ khác nhau về thời gian ủ bệnh mà thôi, do vậy mà có những người không phải điều trị bằng thuốc ngay và câu hỏi đặt ra là khi nào thì bắt đầu điều trị bằng thuốc. Việc chỉ định sử dụng thuốc cần có một số thông tin như: xét nghiệm đánh giá tình trạng sao chép của HBV, kháng thể cho thấy HBV đang hoạt động, giai đoạn của bệnh gan tại thời điểm chẩn đoán và tiên lượng nguy cơ xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) cho bệnh nhân.

Vì vậy, việc điều trị nên được bắt đầu ở những bệnh nhân có HBV hoạt động hoặc những người được tiên lượng có nguy cơ cao bị xơ gan hoặc ung thư gan trong tương lai gần. Mặt khác, việc điều trị có thể bị hoãn ở những bệnh nhân như thế nào? Nó bao gồm: bệnh viêm gan giai đoạn đầu và được tiên lượng sẽ có ít nguy cơ xơ gan và ung thư gan. Những bệnh nhân này nên tiếp tục được theo dõi và điều trị bắt đầu khi những dấu hiệu tiến triển phát sinh.

Trước đây để chỉ định một người sử dụng thuốc thì dựa vào xét nghiệm đo hoạt độ enzym ở gan (ALT) và xét nghiệm giải phẫu bệnh đánh giá xem có tình trạng viêm hoặc xơ hóa hay không hoặc triệu chứng lâm sàng của xơ gan. Gần đây, có ý kiến ​​cho rằng việc điều trị cần phải dựa vào nồng độ virus. Một số nghiên cứu cho thấy nồng độ virus tăng cao kéo dài vài thập kỷ có liên quan với tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan.

Phương pháp điều trị?

Có 7 loại thuốc kháng virus (FDA) đã được phê duyệt để điều trị viêm gan B gồm: 2 thuốc tác động vào hệ miễn dịch là interferon (Roferon A , Intron A và pegylated ( Pegasys và PegIntron) và 5 thuốc giống nucleoside / nucleotide là thuốc kháng virus : lamivudine [Epivir-HBV] , adefovir [Hepsera] , entecavir [Baraclude] , telbivudine [Tyzeka , và tenofovir Viread .

Quyết định điều trị là sự lựa chọn giữa interferon với nucleoside / nucleotide. Interferon có lợi thế là nó được sử dụng trong một thời gian không dài, chưa cáo báo cáo về thuốc này liên quan tới chủng virus đột biến kháng thuốc cụ thể, tuy nhiên người sử dụng thuốc Interferon phải được điều trị nội trú trong bệnh viện [bằng cách tiêm],với nhiều tác dụng phụ và chống chỉ định ở bệnh nhân xơ gan mất bù.

Thuốc kháng virus giống Nucleoside / nucleotide có lợi thế là :sử dụng bằng đường uống và có ít tác dụng phụ hơn, nhưng phải sử dụng thuốc trong nhiều năm và có thể dẫn đến việc phát sinh các chủng virus đột biến kháng thuốc. Trong số các thuốc trong nhóm này thì entecavir, telbivudine và tenofovir có hoạt tính kháng virus mạnh hơn.

Lựa chọn thuốc để điều trị ban đầu là rất quan trọng nhằm đạt được hiệu quả điều trị cũng như tránh phát sinh các chủng kháng thuốc.

Khi nào thì ngừng điều trị?

Nói chung, nên tiếp tục điều trị cho đến khi bệnh nhân “sạch” virus trong các xét nghiệm. Ngừng điều trị có thể gây nên viêm gan virus tái phát, viêm gan bùng phát, và xơ gan mất bù. Vì vậy, tất cả các bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ sau khi ngừng điều trị.

Interferon thường được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định bất kể tình trạng virus bởi vì tác dụng miễn dịch của interferon có thể tồn tại sau khi ngừng điều trị. Với interferon, thời gian ngừng điều trị được đề nghị là 12 tháng đối với cả hai nhóm bệnh nhân có HBeAg dương tính và HBeAg âm tính.

Đối với nhóm bệnh nhân HbeAg âm tính thì việc điều trị có thể dừng lại khi xét nghiệm thấy bệnh nhân có HbsAg âm tính, nhưng điều đó chỉ xảy ra trong khoảng 5% bệnh nhân sau 5 năm điều trị. Đối với bệnh nhân bị xơ gan cơ bản thời gian điều trị thường là suốt đời.

Khi nào thì dừng điều trị ở những người uống thuốc kháng virus thì không có hạn định. Với những người bệnh có HbeAg dương tính thì khuyến nghị chung là tiếp tục điều trị sau khi HbeAg, HBe kháng thể (anti-HBe) âm tính- hiện tượng chuyển đảo huyết thanh sau đó khoảng 6-12 tháng.Một số chuyên gia cho rằng chuyển đổi huyết thanh HBeAg không phải là tiêu chuẩn để khẳng định rằng đã điều trị thành công vì HBV vẫn còn và vẫn có khả năng sao chép. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng 50% -70% bệnh nhân có chuyển đảo huyết thanh sẽ có tình trạng lâm sàng thuyên giảm ( không thể phát hiện HBV DNA hoặc nồng độ này rất thấp và hoạt độ enzym ALT bình thường) trong nhiều năm.

Xem thêm : dieu tri benh viem gan B | dấu hiệu viêm gan B | cách điều trị viêm gan B | benh gan B



Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Viêm gan B


Viêm gan B không có triệu chứng thật ra cực kì nguy hiểm, cho đến nay rất nhiều bác sĩ đều không đề nghị chữa trị gì với bệnh nhân viêm gan B có chức năng gan bình thường, nhưng vài năm trở lại đây, thực tiễn trên lâm sàng lại chứng minh rằng, có rất nhiều bệnh nhân viêm gan B  không điều trị do chủ quan không có triệu chứng và chức năng gan bình thường, dẫn đến bệnh không ngừng chuyển biến xấu.

Phán đoán bệnh tình thì không thể dựa vào triệu chứng, do đó khó phát hiện bệnh tình đã chuyển biến xấu đi hay chưa.

Việt Nam hiện nay có 20% dân số bị nhiễm viêm gan B, đa phần trước khi phát hiện ra viêm gan B, cơ thể không có dấu hiệu gì bất thường, nhưng đây không có nghĩa là “gió lặng, sóng yên”, bệnh biến có thể chưa có dấu hiệu gì, nhưng bệnh tình sau 1 thời gian lại tiến triển nặng hơn. Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể, đa phần bệnh nhân viêm gan dù cơ thể đã có triệu chứng hay chưa thì các mô ở mức độ nào đó cũng đã phần nào chuyển biến thành gan xơ hóa.

Thêm 1 ví dụ về 1 người đàn ông 51 tuổi đã có 8 năm mắc viêm gan B, hàng năm đều kiểm tra chức năng gan bình thường, chỉ số men gan có lúc cao, nhưng bác sĩ cũng không khuyên gì, không điều trị, chỉ cần sinh hoạt điều độ. Bình thường bác cũng cảm thấy không có khó chịu gì, vừa rồi đi khám lại sau khi đi ăn cưới do thấy khó chịu vùng bụng trên, siêu âm thấy bụng có 1 khối lớn, lập tức cho kiểm tra CT thì phát hiện ra ung thư gan, do đó viêm gan B mãn tính không có triệu chứng gì cực kì nguy hiểm, hay còn được gọi là “sát thủ ẩn dật” trong đó viêm gan B mãn tính trên 70% là chức năng gan bình thường, bình thường cũng không có triệu chứng gì, chỉ có rât ít bệnh nhân cảm thấy mất sức, chóng mặt buồn nôn, trướng bụng, nhưng đều cho rằng là do say rượu hay thiếu ngủ gây ra, do đó đã hiểu sai vấn đề mà  không kịp thời chữa trị.

Những người mang virus viêm gan B ở lứa tuổi thiếu niên, các tổ chức mô đã có chứng viêm ở mức độ nhẹ, gan xơ hóa cũng như vậy, nhưng chức năng gan vẫn bình thường. Đây là do bệnh tình vẫn đang trong thời kì dung nạp miễn dịch, tế bào miễn dịch không thể phân biệt virus viêm gan B cũng không thể tấn công virus viêm gan B, nó tạm thời được gọi là “thời kì hòa bình” nhưng qua 1 thời gian chống chọi với chứng viêm gan, đa phần bệnh nhân đều phát bệnh ở tuổi thanh thiếu niên, trạng thái người mang virus viêm gan B chỉ là 1 giai đoạn của viêm gan B mãn tính, người mang virus viêm gan B cố định cơ bản là không có, do đó, chi dựa vào cảm giác bản thân hoặc chỉ số chức năng gan đơn giản để phán đoán bệnh tình là rất nguy hiểm.

Phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã luôn có những gói xét nghiệm định tính và định lượng viêm gan B, dieu tri benh viem gan B, viêm gan C, siêu âm gan nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh của bệnh nhân, từ đó xây dựng phác đồ điều trị đúng đắn, giúp bệnh nhân đẩy lùi bênh tật, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng thành xơ gan, ung thư gan.

Người mang virus viêm gan B dù không có triệu chứng nhưng cũng phải định kì đi khám, kiểm tra định lượng, định tính DNA virus viêm gan B và  các kiểm tra khác để phán đoán tình trạng bệnh.

Xem thêm : dấu hiệu viêm gan B | cách điều trị viêm gan B | benh gan B | bệnh viêm gan siêu vi B



Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Khô miệng và viêm gan siêu vi B có liên quan đến nhau?


Với những người có tiền sử về bệnh gan hoặc chức năng gan không bình thường mà kèm theo chứng bệnh khô miệng thì cần phải đặc biệt chú ý.
Khô miệng có phải là triệu chứng của bệnh viêm gan siêu vi b? Triệu chứng của bệnh viêm gan siêu vi B là gì? Viêm gan siêu vi B là một loại bệnh có tính truyền nhiễm, cùng với bệnh AIDS, bệnh lao nó được coi là bệnh truyền nhiễm chủ yếu trên thế giới.
Việc kịp thời phát hiện và điều trị viêm gan siêu vi B là rất cần thiết. Bài báo này sẽ cung cấp một số hiểu biết về bệnh viêm gan siêu vi B cho các bạn. Các chuyên gia cho biết các triệu chứng thời kì đầu của căn bệnh này như chán ăn, toàn thân mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy…
Bệnh khô miệng có liên qua tới bệnh viem gan sieu vi B không?
Viêm gan siêu vi B là căn bệnh có tính truyền nhiễm gây khó khăn rất nhiều cho người mắc bệnh, phân thành 2 loại cấp tính và mãn tính. Sự truyền nhiễm của virut viêm gan siêu vi B khiến nhiều người lo lắng. Do bệnh này có nguy hiểm nhất định đối với con người nên nhiều người muốn tìm hiểu hơn về bệnh này. Rất nhiều bệnh nhân trước khi bệnh phát tác thường xuất hiện triệu chứng khô miệng, nhưng không phải tất cả bệnh nhân đều có dấu hiệu bệnh này.
Đối với bệnh nhân có chức năng gan bình thường, khi xuất hiện triệu chứng khô miệng chủ yếu là do sự phát triển của bệnh tình hoặc là do sự trao đổi chất dị thường tạo thành, nhìn từ góc độ trung y chủ yếu là do gan thận âm hư, nhiệt thịnh tổn thương tuyến nước bọt gây nên bệnh khô miệng, bình thường chỉ cần điều chỉnh thực đơn ăn uống, nghỉ ngơi nhiều hơn thì bệnh tình sẽ thuyên giảm.

Đối với những người có chức năng gan không bình thường khi xuất hiện triệu chứng khô miệng cần phải chú ý hơn. Khô miệng cho thấy bệnh tình đang phát triển, cần phải điều trị kịp thời.
Trước tiên chúng ta đi tìm hiểu về biểu hiện khô miệng của những bệnh nhân giai đoạn trước khi bệnh phát tác. Những bệnh nhân bị khô miệng đầu tiên có thể điều trị thông qua thực phẩm, sau đó nên nhanh chóng tới bệnh viện kiểm tra để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Trong thực đơn ăn uống của bệnh nhân nên chú ý tới việc bổ sung thêm nhiều rau quả tươi để bổ sung thêm vitamin, chất khoáng và nguyên tố vi lượng, đạt được hiệu quả hồi phục gan, bảo vệ gan, có lợi cho phổi.
Bệnh nhân cũng nên thường xuyên uống nước, có thể uống trà, bởi vì trong trà có chứa rất nhiều chất khoáng và nguyên tố vi lượng, đặc biệt là trong mùa hè thường xuyên uống nước không chỉ bổ sung được lượng nước cần thiết cho cơ thể mà còn có thể điều tiết sự cân bằng các chất điện giải trong cơ thể; ngoài ra nên hạn chế ăn đồ ăn cay và nhiều dầu mỡ.
Sau khi bệnh khô miệng xuất hiện là sự phát tác của bệnh siêu vi gan B. Đối với bệnh nhân viêm gan siêu vi B không chỉ là những triệu chứng của bệnh khô miệng, nếu như có những triệu chứng khác cũng nên nhanh chóng tới bệnh viện kiểm tra, tìm phương pháp điều trị.
Những triệu chứng thường gặp của bênh viêm gan siêu vi B:
1. Mệt mỏi.
Đây là một trong những biểu hiện đầu tiên khi bệnh phát tác. Biểu hiện nhẹ thì là không thích hoạt động, nặng thì là nằm liệt giường, kể cả rửa mặt, ăn cơm cũng không muốn làm.
Nguyên nhân là do bệnh nhân chán ăn, không tiêu hóa hấp thụ được, dẫn đến cơ thể không đủ năng lượng. Nguyên nhân khác là do tế bào gan bị phá hoại bởi virut viêm gan B, làm giảm sự tái tạo và dự trữ glycogen của gan. Ngoài ra việc thiếu vitamin, rối loạn chất điện giải và tế bào gan bị tổn thương dẫn đến giảm cholinesterase trong máu, ảnh hưởng đến chức năng thông thường của hệ thần kinh và cơ bắp.
2. Nước tiểu vàng.
Những bệnh nhân viêm gan vàng da thường có triệu chứng nước tiểu vàng. Mới đầu là màu vàng nhạt, sau đó chuyển sang màu đậm như màu nước chè, tiếp đó là da chuyển sang màu vàng.
Do virut viêm gan siêu vi B làm tổn thương tế bào gan, ảnh hưởng tới sự chuyển hóa của bilirubin, dẫn đến lượng bilinrubin vào trong máu cao, như thế sẽ bài tiết nước tiểu nhiều hơn bình thường, nước tiểu sẽ sẫm màu hơn. Nước tiểu càng vàng chứng tỏ tế bào gan bị tổn thương càng nặng, khi bệnh đỡ, màu nước tiểu sẽ dần dần trở lại giống ban đầu.
3. Chán ăn, buồn nôn, sợ thức ăn dầu mỡ.
Đây là triệu chứng mà hầu hết các bệnh nhân đều có, đặc biệt là các bệnh nhân viêm gan vàng da biểu hiện càng nghiêm trong hơn.
Bởi vì sau khi mắc bệnh, các loại virut đã phá hoại hầu hết các tế bào gan, làm giảm khả năng tiết mật, từ đó ảnh hưởng tới sự tiêu hóa chất béo, làm cho có cảm giác sợ thức ăn dầu mỡ.
4. Sốt.
Giai đoạn đầu của bệnh viêm gan vàng da thường có triệu chứng sốt từ 37,5 độ C đến 38,5 độ C, ít trường hợp sốt cao, thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Bệnh nhân không bị viêm gan vàng da khi sốt nhiệt độ thấp hơn nhiều so với bệnh nhân viêm gan vàng da. Có nhiều bệnh nhân khi sốt có kèm theo mệt mỏi, chán ăn lại nhầm bản thân bị cảm cúm.
5. Đau gan.
Bệnh nhân bị viêm gan thường nói tới việc bị đau gan, thường bị đau ở góc phần tư bên phải ổ bụng, cấp độ đau khác nhau, có người thì đau kéo dài, có người đau âm ỉ, có người đau nhức, mức độ tăng dần, thời gian đau cũng không giống nhau.
Xem thêm : dieu tri gan nhiem mo | chua benh gan nhiem mo | viêm gan c mãn tính | dieu tri viem gan c

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Những món ăn cho người bị viêm gan siêu vi B


viêm gan siêu vi B được coi là một bệnh của gan với các trạng chứng vàng da, vàng mắt, đau vùng hạ sườn… Người bị viêm gan cần ăn uống đầy đủ, không nên quá kiêng cữ để duy trì tình trạng sức khỏe, giúp phục hồi tốt chức năng gan.

Canh trứng gà nấu câu kỷ, táo đỏ

Câu kỷ tử 30g, táo đỏ 20g, trứng gà 2 quả, nước 300ml. Nấu đến khi trứng chín. Vớt trứng ra, bỏ vỏ rồi cho vào chung với đường đỏ, nấu đến khi đường tan. Chia 1-2 lần, ăn trứng uống canh. Cách 2 ngày ăn một lần..

Món canh này có tác dụng bổ tỳ vị, bổ thận, trừ thấp, thích hợp dùng cho người bị bệnh viêm gan mạn tính.

Canh táo đỏ nấu đậu phộng

Táo đỏ, đậu phộng, đường phèn mỗi thứ 30g. Cho đậu phụng vào nồi đất trước, thêm nước, dùng lửa vừa ninh 20 phút. Táo đỏ bỏ hột, cho vào nồi đất ninh chung với đậu phụng, ninh thêm 20 phút, thêm vào đường phèn vào, ninh tiếp 5 phút là ăn được. Dùng mỗi tối trước khi ngủ, liên tục 30 ngày.

Món ăn này có tác dụng thông tỳ ích khí, khử thấp giải độc, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính, xơ cứng gan.

Canh ba ba với khoai mài (hoài sơn), nhãn nhục

Hoài sơn 20g, nhãn nhục 20g, ba ba 1 con.

Dùng nước luộc ba ba rồi mới làm sạch, bỏ bộ lòng, rửa sạch. Cho ba ba (còn mai) cùng với hoài sơn, nhãn nhục vào nồi đất, thêm nước, ninh bằng lửa vừa, đến khi ba ba chín mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn là được.

Tác dụng giúp ích khí dưỡng huyết, tiêu ung tán kết, dùng cho trường hợp gan bị xơ cứng, viêm gan mạn tính.

Canh thịt heo nạc nấu nấm rơm

Nấm rơm tươi 200g, thịt heo nạc 200g.

Nấm rơm tươi rửa sạch, cắt miếng, bỏ chung vào nồi đất, thêm nước, dùng lửa vừa ninh đến khi thịt nạc chín mềm, thêm gia vị vừa miệng. Dùng ăn trong bữa cơm.

Món này có ác dụng giúp tư âm nhuận táo, kiện vị bổ tỳ, dùng cho chứng viêm gan mạn tính.

Cháo gạo lứt, hải sâm

Gạo lứt 80g, hải sâm 40g, cải cúc (hoặc cải bẹ xanh) 40g, táo đỏ 8 trái.

Gạo lứt vo sạch, hải sâm ngâm mềm, cải cúc rửa sạch, cắt nhỏ, táo đỏ rửa sạch, bỏ hột. Nấu gạo thành cháo nhừ, cho các nguyên liệu vào nấu thêm với lửa nhỏ vài phút. Ăn nóng lúc đói bụng.

Món cháo này thích hợp với người bị viêm gan b mãn tính, cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém.

Canh đậu nành nấu cải trắng khô

Đậu nành 60g, cải trắng khô 45g, nhân trần 30g, uất kim (dái nhỏ của củ nghệ vàng) 9g, chi tử (quả dành dành) 6g,.

Đậu nành ngâm mềm và cải trắng khô nấu canh để ăn. Ngoài ra, nấu nhân trần và các loại dược liệu nói trên với 500ml nước, sắc còn 300ml, dùng để uống riêng vào buổi sáng và tối.

Tác dụng giúp thanh nhiệt khử thấp, thoái hoàng, thích hợp cho loại viêm gan lây nhiễm do virus.

Cháo nhân trần

Nhân trần cao 50g, gạo tẻ 100g, đường trắng vừa đủ.

Dùng 600ml nước để sắc nhân trần trong 30 phút. Sắc 2 lần, hợp 2 lần nước lại, bỏ bã lấy nước đổ vào trong nồi, cho gạo tẻ vào, dùng lửa nhỏ hầm thành cháo, thêm đường trắng, trộn đều để ăn.

Món cháo này giúp thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, thoái hoàng, thích hợp dùng cho người bị viêm gan vàng da lây nhiễm cấp tính, tiểu tiện khó, bí tiểu.

Canh nhân trần nấu táo, can khương

Nhân trần 30g, can khương (gừng khô) 10g, táo đỏ 5 quả, đường đỏ vừa đủ.

Nhân trần, can khương, táo đỏ (bỏ hạt) sắc với 600ml nước, khoảng 30 phút. Sắc 2 lần, hợp 2 lần thuốc lại, bỏ bã, để lại nước và táo đỏ trong nồi. Thêm vào đường đỏ, tiếp tục sắc đến khi đường tan, chia 2 lần uống canh, ăn táo.

Tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng, thích hợp dùng cho viêm gan mạn tính, tỳ hư thấp thịnh, miệng nhạt, ăn uống kém.

Canh rau cần tây, thịt heo


Rau cần tây có ích cho người bị viêm gan. Ảnh: kids
Rau cần tây 100g, nấm đông cô (nấm hương) 20g, thịt heo nạc 100g, gừng, tỏi, gia vị các loại.

Rau cần tây (cả lá và thân) rửa sạch cắt ngắn. Nấm đông cô ngâm nước nóng có chút gừng, ngâm khoảng 15 – 20 phút rửa sạch, cắt nhỏ. Thịt heo nạc rửa sạch cắt nhỏ, tỏi giã dập. Đun sôi thịt heo với 500ml nước, khi thịt chín thì cho cần tây + nấm đông cô + tỏi vào quậy đều, đến khi canh sôi chín là được. Nêm gia vị vừa ăn, dùng nóng trong bữa cơm.

Món canh này giúp thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tiêu thũng, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính. Những người ăn chay có thể thay thịt heo bằng đậu hũ miếng (hoặc bột đậu xanh), thay tỏi ta bằng tỏi tây (boireau).

Lưu ý, những người bị huyết áp thấp không nên dùng cần tây. Món canh này giúp thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tiêu thũng, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính.

Cháo đậu xanh, lá sen

Đậu xanh 30 g, lá sen tươi 1/4 lá, gạo tẻ 100 g.

Đậu xanh cả vỏ, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cho vào nồi nấu trước. Khi chín, tiếp tục cho gạo tẻ đã vo sạch và lá sen tươi vào nấu nhừ thành cháo loãng. Chia ăn mỗi ngày 2 lần, vào lúc đói bụng.

Cháo đậu xanh rong biển

Đậu xanh 50g, rong biển 50g, gạo tẻ 50g, gia vị các loại.

Rong biển rửa sạch, ngâm cho nở ra, cắt nhỏ; đậu xanh ngâm trong nước ấm; gạo vo sạch, để ráo. Cho lần lượt gạo vào nồi trước, nấu sôi thì cho đậu xanh vào, khi đậu xanh nở hết thì cho rong biển vào, nấu thành cháo. Nêm nếm gia vị vừa dùng. Món cháo này có công dụng thanh nhiệt, giải độc, dùng thích hợp trong lúc thời tiết nắng nóng.

Cháo đậu xanh là món ăn giúp thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường và là thực phẩm giúp bài tiết chất độc trong cơ thể hiệu quả nhất.

Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, ích khí lực, điều hòa ngũ tạng, giảm đau sưng. Thường dùng trong các trường hợp: cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát (khát nước uống nhiều), đái tháo đường, đi tiểu khó, đau bụng do nhiệt, bụng nóng cồn cào, buồn phiền khó chịu, nhức đầu, nôn mửa, phụ nữ có thai bị nôn ọe, không yên.

Ngoài ra, đậu xanh rất có ích cho người hay bị các loại bệnh nhiệt ngoài da như: mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, cholesterol máu cao, viêm gan mãn tính, say rượu; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi...

Nước nấu đậu xanh, cam thảo (đậu xanh 120g, cam thảo sống 60g), có tác dụng giải độc khi uống thuốc quá liều (ô đầu, phụ tử…), giải độc do ngộ độc thức ăn, ngộ độc sắn, ngộ độc nấm.

Cháo cà rốt

Cà rốt 100g, gạo tẻ 100g.

Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, cắt miếng nhỏ; gạo vo sạch. Cho 2 thứ vào nồi nấu với 1 lít nước, ninh thành cháo nhừ.

Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng.

 Cháo thịt bò, cà rốt

Thịt thăn bò 100g, gạo tẻ 50g,  cà rốt 1 củ lớn, hành, gia vị đủ dùng.

Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, xắt hạt lựu. Gạo tẻ vo sạch nấu nhừ thành cháo. Thịt bò rửa sạch, luộc chín, xắt lát mỏng. Phi thơm hành rồi cho cà rốt vào đảo qua, sau đó cho thị bò vào nêm gia vị bắc xuống. Cho tất cả các thứ trên vào nồi cháo đã ninh nhừ và nấu sôi lên là dùng được.

Mỗi ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và tối.

Món cháo này có tác dụng bổ tỳ, ích khí huyết, giải độc, chống mỏi mệt, có ích cho người viêm gan, khí huyết suy kém.
Xem thêm : dieu tri benh viem gan b | dieu tri viem gan c | thuoc tri viem gan c | viêm gan c mãn tính

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Điều trị viêm gan siêu vi đúng cách

Điều trị đúng cách, giảm gánh nặng cho bệnh nhân và gia đình
Tại Việt Nam, dự báo có đến 40.000 trường hợp tử vong có liên quan đến viêm gan siêu vi B vào năm 2025. Đây là một thử thách rất lớn cho ngành y tế và bác sĩ lâm sàng vì việc điều trị bệnh khó khăn, nhất là khi tỷ lệ kháng thuốc có xu hướng tăng, quá trình điều trị tốn kém và lâu dài. Bệnh không chỉ gây nên gánh nặng chi phí điều trị cho người bệnh mà còn là gánh nặng tinh thần cho gia đình họ.
Viêm gan siêu vi C là bệnh có thể chữa được nếu phát hiện sớm, điều trị đúng thuốc và đúng cách. Các phương pháp mới tuy có chi phí cao nhưng tương ứng với hiệu quả điều trị. Bệnh nhân nên chọn lựa những loại thuốc đã được chứng minh hiệu quả qua nhiều nghiên cứu lâm sàng của các quốc gia trên thế giới để đạt được kết quả bền vững lâu dài, tránh tái phát.
Điều trị viêm gan siêu vi đúng cách

 Hiện, liệu pháp cơ bản điều trị viêm gan siêu vi C là Interferon alpha - chất tự nhiên của cơ thể, được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch nhằm chống lại tác nhân gây bệnh. Phác đồ của PEG-interferon alpha kết hợp với Ribavirin cho kết quả cao hơn điều trị bằng Interferon kinh điển.
Phác đồ điều trị kéo dài trong 6 tháng với bệnh nhân đáp ứng nhanh và 9-12 tháng đối với người đáp ứng chậm. Việc lựa chọn các thuốc điều trị và phương pháp điều trị liên quan đến khả năng chữa lành bệnh viêm gan siêu vi C
Do bệnh này chưa có vác xin phòng bệnh như bệnh viêm gan siêu vi B, Phó giám đốc, Tiến sĩ Trịnh Thị Ngọc khuyên người dân nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bệnh có thể lây qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con nên bạn cần phải giữ cơ thể an toàn trước những nguồn lây này.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Chế độ ăn uống và lối sống người mắc bệnh viêm gan siêu vi B


1.1. Chế độ ăn
Nếu Bạn là người lành mang mầm bệnh, bạn nên hạn chế uống rượu. Người nghiện rượu mắc bệnh viem gan b thường hay bị xơ gan hơn. Chế độ ăn bình thường là thích hợp với hầu hết trường hợp viêm gan siêu vi B. Khi có xơ gan, Bác Sỹ khuyên Bạn nên giảm muối trong chế độ ăn.
Chế độ ăn uống và lối sống người mắc bệnh viêm gan siêu vi B

1.2. Lối sống
Người bị nhiễm SVVG B thường lo lắng về nguy cơ truyền bệnh sang những người xung quanh. Mối lo này hoàn toàn hợp lý bởi vì siêu vi B lây nhiễm qua tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân, cũng như do quan hệ tình dục. Hiện nay, đã có vắc-xin chủng ngừa cho những người tiếp xúc với người mang mầm bệnh (bạn tình, trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc.).
Dù sao, người mang mầm bệnh cần có biện pháp đề phòng thích hợp, ví dụ nếu Bạn bị đứt tay, hãy lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
1.3. Ðiều trị
Tùy theo quyết định của Bác Sỹ, một số trường hợp cần điều trị sớm và tích cực. Mục đích điều trị nhằm:
(a) Loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa, làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan.
(b) Ðào thải toàn bộ, hoặc một phần lượng siêu vi B trong cơ thể, đặc biệt ở trong gan.
Xem thêm : viêm gan c mãn tính | thuoc tri viem gan c | dieu tri viem gan c

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Diễn biến bệnh viêm gan siêu vi B


Chủ đề: viêm gan siêu vi b
1. Nhiễm trùng cấp tính
Nhiễm benh sieu vi gan B cấp tính có biểu hiện giống cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa.
Ðôi khi, nhiễm trùng cấp có thể nặng hơn với triệu chứng vàng da, vàng mắt, đau bụng, nước tiểu sẫm màu.
Diễn biến bệnh viêm gan siêu vi B


2. Nhiễm trùng mạn tính
90% trường hợp nhiễm SVVG B ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn và không bao giờ bị siêu vi quấy rầy lại.
Chỉ có 10% chuyển thành "người mang bệnh viêm gan  trùng mạn tính".
Tuy nhiên, ở trẻ nhiễm siêu vi B từ lúc mới sinh, bệnh diễn biến khác hẳn. Khoảng 90% số trẻ này sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính. Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, có thể không có biểu hiện lâm sàng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, có nước trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hóa do vỡ mạch máu bị giãn, ung thư gan.Khi bị nhiễm trùng mãn tính bệnh nhân cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý đặc biệt là chế độ ăn uống, không nên ăn quá nhìu chất béo để dẫn đến tình trạng thừa cân và gây tổn hại nặng cho lá gan và có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ.
Nói chung, khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn xơ gan, chức năng gan khó có thể hồi phục, ngay cả khi tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy, các thầy thuốc thường điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ gan.
Xem thêm : viêm gan c mãn tính | thuoc tri viem gan c | dieu tri viem gan c